Qua đời Trưởng_Tôn_hoàng_hậu

Bệnh tình trở nặng

Trưởng Tôn hoàng hậu chỉ ngoài 30 tuổi, nhưng đã mắc chứng hen suyễn và càng ngày càng trở nên trầm trọng. Vào năm Trinh Quán thứ 8 (634), Trưởng Tôn hoàng hậu cùng Đường Thái Tông đến Cửu Thành cung (九成宮) để tránh nóng, thì bà đột ngột nhiễm nhiệt tại đây, khiến bệnh hen suyễn trở nặng.

Thái tử Lý Thừa Càn lo lắng cho mẹ mình, đưa ra một chủ ý bắt nhiều người dân thường trở thành nhà sưđạo sĩ, để cầu đảo mang lại may mắn cho Hoàng hậu. Trưởng Tôn hoàng hậu biết Thái Tông không thích Phật giáoĐạo giáo, và bản thân bà cũng không tin dị đoan nên phản đối ý định này. Thái tử bèn nói với Phòng Huyền Linh thuyết phục Thái Tông, và Hoàng đế đã cân nhắc ý định này. Một lần nữa, Hoàng hậu từ chối[46][47]. Đêm nọ thì Sài Thiệu mật báo về tình hình biên cương. Mặc cho cơn bệnh hành hạ và người hầu khuyên ngăn, Hoàng hậu Trưởng Tôn thị vẫn ung dung giúp Thái Tông mặc giáp và mang vũ khí lên mình[48].

Năm Trinh Quán thứ 9 (635), tháng giêng Thái tử nạp Phi[49]. Nhưng sự kiện đáng vui này lại trở thành bi thương khi Đường Cao Tổ Lý Uyên băng hà vào tháng 5 cùng năm[50].

Lâm chung khuyên gián

Năm Trinh Quán thứ 10 (636), tháng 4, bệnh tình của Trưởng Tôn hoàng hậu trở nên nặng hơn. Thời trẻ, Thái Tông từng đến Thái Nguyên để cầu phúc cho vợ mình[51], đến nay ông quyết định làm lại chuyện ấy, khi ban chiếu cáo thiên hạ tìm danh y chữa trị cho Hoàng hậu, đồng thời lệnh cho 392 ngôi chùa khắp cả nước có tiếng linh thiêng đều cầu nguyên cho Hoàng hậu[52][53].

Tháng 6 âm lịch cùng năm, Trưởng Tôn hoàng hậu yếu đến nỗi chỉ có thể nằm trên giường. Vào lúc này, đại thần nổi tiếng can trực của Đường Thái Tông là Phòng Huyền Linh đắc tội và bị bãi chức, phải bị chịu giam cầm trong nhà. Trưởng Tôn hoàng hậu trong lúc thoi thóp đã nói với Thái Tông:

"Phòng Huyền Linh đã phục vụ Hoàng thượng nhiều năm. Bản tính ông ấy cẩn trọng, những chiến lược và kế hoạch của ông ấy không hề dễ dàng bị phát giác. Trừ phi những lỗi lầm tày đình không thể tha thứ, thì thiếp mong Hoàng thượng đừng bỏ rơi ông ấy. Như trong Trưởng tôn gia tộc của thần thiếp, nhiều người tận hưởng phú quý là do bản thân ngôi vị Hoàng hậu của thần thiếp, chứ không hẳn vì tài đức, cho nên không thể trông cậy vào họ. Để có thể giữ gìn và quản lý gia tộc thần thiếp, cúi mong Hoàng thượng đừng trao cho họ chức vị quan trọng, chỉ cần cho họ tham dự những dịp lễ quan trọng như Sóc Vọng[54] là đủ rồi. Thiếp thân tại sinh chả có công đức gì to tát, nay chết đi cũng mong không làm nhọc sức dân. Xin Hoàng thượng đừng xây lăng mộ to lớn gì cả, đừng lãng phí sức dân và của cải. Chỉ cần tạo một ngôi mộ bằng một nấm đất, rồi dùng gạchgỗ xây bao quanh là được rồi. Thần thiếp hi vọng Hoàng thượng sẽ tiếp tục lắng nghe người hiền, xa lánh kẻ tiểu nhân, nhận những lời cương trực thẳng thắn, tránh những lời xu nịnh đê tiện. Nếu được như thế, thần thiếp có đến suối vàng cũng mãn nguyện. Và cuối cùng, đừng gọi các con đến gặp thần thiếp vào lúc này, thấy chúng khóc lóc, thần thiếp chỉ càng thấy thương tâm mà thôi."[55][56]

Ngày Kỷ Mão tháng ấy (tức ngày 28 tháng 7 dương lịch), Hoàng hậu Trưởng Tôn thị băng thệ tại Lập Chính điện (立政殿), hưởng dương 36 tuổi. Tháng 11 cùng năm, an táng vào Chiêu lăng (昭陵)[57]. Sau đó, Thái Tông cho gọi Phòng Huyền Linh về triều và ban lại chức tước như cũ. Trưởng Tôn hoàng hậu được hợp táng với nghi lễ long trọng của một Hoàng hậu, nhưng giản lược nhất có thể theo ý nguyện của bà.

Ngày đưa tang, Đường Thái Tông đã đích thân tiễn đưa, ông còn tự mình ghi nội dung văn bia của bà[58][59]. Khu vực lăng này ban đầu tên [Nguyên cung; 元宫], và Đường Thái Tông còn cho dựng một dãy cư xá bên ngoài gần khu vực Nguyên cung, lệnh cung nhân trú ở đó, phụng dưỡng vong linh của Trưởng Tôn hoàng hậu như khi còn sống. Sau khi băng hà, Đường Thái Tông cũng được táng vào phần mộ kế bên bà, gọi Chiêu lăng. Khu vực cư xá và số người bị bắt cung phụng Trưởng Tôn hoàng hậu cũng bị bãi bỏ, dù Đường Cao Tông Lý Trị vẫn rất muốn giữ lại[60][61].

Hoàng đế tiếc thương

Sau khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, sử thần cung kính dâng lên Thái Tông một bộ sách 10 quyển do Hoàng hậu viết mang tên Nữ tắc (女則). Đây là một công trình mà Trưởng Tôn hoàng hậu tổng hợp, ghi chép các việc của phụ nhân thời cổ, cùng bộ sách bình giải của Minh Đức Mã hoàng hậu nhà Hán. Khi Thái Tông xem sách của bà xong, xúc động mà nói lên:

"Cuốn sách này của Hoàng hậu, có thể xem là kinh điển cho hậu thế. Dẫu biết ý trời như thế nào và có khóc thương cũng vô dụng, nhưng giờ đây, Hoàng hậu không còn bên Trẫm, Trẫm cảm thấy mọi thứ thành hư vô. Không còn được nghe những lời can gián của nàng ấy, và không thể quên đi hình bóng của nàng!"

Sau một thời gian Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, Đường Thái Tông quá nhung nhớ thê tử, nên xây một cái tòa lâu, hằng ngay trèo lên trên nhìn thấy mộ của thê tử mà thương tiếc. Một lần, Thái Tông cùng đi với Ngụy Trưng lên xem, chỉ vào Chiêu lăng và hỏi xem Trưng có thấy rõ không. Ngụy Trưng làm bộ mù tịt, Thái Tông sốt ruột nói:"Ngươi làm sao mà không thấy được hả?! Đó là Chiêu lăng a!". Ngụy Trưng bèn ung dung đáp:"Thần cho rằng bệ hạ tưởng niệm không quên là Hiến lăng (lăng của Đường Cao Tổ). Hóa ra lại là Chiêu lăng!". Thái Tông nghe xong tỉnh ngộ, Ngụy Trưng nhắc nhở mình không nên chỉ thương tiếc vợ mà quên đi cha ruột, bèn cho người dỡ bỏ tòa lâu. Câu chuyện này có thể nhìn ra, sau rất nhiều năm thì Đường Thái Tông đối với Trưởng Tôn hoàng hậu vẫn là vĩnh viễn không quên[62][63].

Thụy hiệu của bà ban đầu là Văn Đức Hoàng hậu (文德皇后). Các Hoàng hậu đời trước, có Vệ Tử Phu có thụy hiệu riêng, là []. Đến khi Âm Lệ Hoa có thụy [Quang Liệt], đã tạo nên một trường phái thụy mới cho các Hoàng hậu, khi vừa có một chữ thụy riêng (trường hợp ví dụ ở đây là Liệt) cùng một chữ từ thụy của Hoàng đế (ở đây là Quang của Hán Quang Vũ Đế). Việc này kéo dài đến thời Đường Cao Tổ, Đậu phu nhân - mẹ của Đường Thái Tông được truy phong thụy hiệu là [Mục Hoàng hậu], đến khi Cao Tổ qua đời mới thành [Thái Mục Hoàng hậu]. Thế nhưng, khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, đích thân Đường Thái Tông chọn thụy hiệu cho bà lại dùng ngay dạng 2 chữ, một trường hợp đặc biệt so với các đời trước[64].

Sang năm Thượng Nguyên nguyên niên (674), tháng 8, Đường Cao Tông dâng thụy hiệu thêm thành Văn Đức Thuận Thánh Hoàng hậu (文德順聖皇后).